Niên biểu Công đồng Vaticanô II

Trước Thánh lễ giáo hoàng ở Công đồng; không gian giữa bàn thờ giáo hoàng và bàn thờ giáo đường, trước là chỗ ngồi của giáo hoàng.

Chuẩn bị

Ngày 25 tháng 1 năm 1959 Giáo hoàng Gioan XXIII làm cho ngay những hồng y có mặt ngạc nhiên khi báo ý định triệu tập công đồng ở Rôma.[19][20] Dưới mặt trăng tròn Giáo hoàng đã báo trước cho những tín hữu cầm nến tụ tập tại quảng trường Thánh Peter và đùa về độ sáng của ánh trăng.[21]

Chỉ mười ngày trước ông thử nói với Hồng y Ngoại trưởng Domenico Tardini là một trong các người đến nghe, ông nhiệt tình tán thành ý tưởng.[22] Tuy Giáo hoàng sau đó nói ý nghĩ đến với ông trong chớp mắt lúc trò chuyện với Tardini, nhưng thực ra có hai hồng y gợi ý lên Gioan XXIII vào ngày 27 tháng 10 năm 1958, là Ernesto Ruffini cùng Alfredo Ottaviani, hai nhân vật rất bảo thủ; năm 1948 đã trình Giáo hoàng Piô XII điều suy nghĩ.[23]

Công tác sửa soạn Công đồng mất hơn hai năm, do 10 uỷ ban đặc trách cùng người đảm nhiệm truyền thông đại chúng với hợp nhất Kitô giáo và một Uỷ ban Trù bị trung ương có 120 uỷ viên để phối hợp tổng thể, phần lớn bao gồm các thành viên của Giáo triều Rôma. 737 người đến dự Vatican I, hầu hết từ châu Âu;[17] từ 2.100 đến hơn 2.300 tham dự Vatican II tuỳ theo phiên họp. Ngoài ra có nhiều chuyên gia (periti) đợi sẵn để khuyên bảo về những vấn đề thần học, hoá ra ảnh hưởng lớn kết quả của Công đồng. 17 giáo phái Chính Thống giáo và Tin Lành cử quan sát viên.[24] Hơn ba chục đại diện của những cộng đồng tín hữu khác cũng có mặt ở phiên khai mạc, cuối kỳ họp thứ tư con số đã tăng lên gần 100.

Thánh lễ trước Công đồng, cho thấy chén thánh sau thánh hiến.

Khai mạc

Ngày 11 tháng 10 năm 1962 Giáo hoàng Gioan XXIII khai mạc Công đồng ở Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Thành Vatican[25] và đọc bản tuyên bố Hãy vui lên, hỡi Mẹ Giáo hội trước các Nghị phụ.

Phiên làm việc đầu tiên của Công đồng mở vào ngày 13 tháng 10 năm 1962. Hôm đó dự định bầu lên các thành viên của mười uỷ ban công nghị, bao gồm 16 uỷ viên được bầu và tám được bổ nhiệm. Hầu hết công việc của Công đồng là do các uỷ ban làm.[26] Mặc dù có suy đoán là thành viên Giáo triều sẽ chiếm đa số trong các uỷ ban công nghị,[27][28] nhưng Hồng y cao cấp người Pháp Achille Liénart thỉnh cầu Công đồng dời lại cuộc bỏ phiếu để cho giám mục có thời gian tìm hiểu các ứng viên mà lập danh sách một cách thận trọng. Hồng y người Đức Josef Frings tán thành đề nghị.[28] Công đồng nghỉ họp chỉ sau 15 phút.[29]

Uỷ ban

Thánh lễ đương đại sau công đồng. Linh mục hướng về giáo dân, còn giáo phục và tranh ảnh thì bớt cầu kỳ.

Trong các nhóm theo quốc gia và khu vực với các cuộc họp bên lề các giám mục thảo luận thành viên của các uỷ ban cùng những vấn đề khác. Bản nháp (schemata) từ các phiên chuẩn bị bị bỏ và bản mới được soạn.[30] Khi Công đồng họp vào ngày 16 tháng 10 năm 1962 thì một danh sách uỷ viên mới được trình bày và được Công đồng duyệt.[27] Một thay đổi quan trọng là số thành viên từ Trung và Bắc Âu tăng đáng kể, vượt ra ngoài các nước như Tây Ban Nha hay Ý. Hơn 100 giám mục từ châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latin là người Hà Lan hoặc người Bỉ và thường liên kết với các giám mục từ những nước đó. Các nhóm mới do Hồng y người Hà Lan Bernardus Johannes Alfrink cùng Hồng y người Bỉ Leo Suenens lãnh đạo.[31]

Rút cục 11 uỷ ban và ba ban thư ký được thành lập:[32][33][34][35][36]

  • Uỷ ban chuyên trách Giáo lý Đức tin và Đạo đức (De doctrina fidei et morum);
  • Uỷ ban chuyên trách Giám mục và Chính quyền các giáo phận (De episcopis et dioecesium regimine);
  • Uỷ ban chuyên trách các Giáo hội Đông phương (De ecclesiis orientalibus);
  • Uỷ ban chuyên trách Kỷ luật Bí tích (De sacramentorum disciplina);
  • Uỷ ban chuyên trách Kỷ luật Giáo sĩ và Tín hữu (De disciplina cleri et populi christiani);
  • Uỷ ban chuyên trách Tu sĩ (De religiosis);
  • Uỷ ban chuyên trách Phụng vụ Thánh (De sacra liturgia);
  • Uỷ ban chuyên trách Truyền đạo (De missionibus);
  • Uỷ ban chuyên trách Chủng viện, Nghiên cứu và Trường Công giáo (De seminariis, de studiis, et de educatione catholica);
  • Uỷ ban chuyên trách Tông đồ Giáo dân, Báo chí, và Điều hoà Các buổi trình diễn (De fidelium apostolatu và De scriptis prelo edendis et de spectaculis moderandis);
  • Uỷ ban Kỹ thuật và Tổ chức;
  • Ban Thư ký Thúc đẩy Hợp nhất Kitô giáo (Ad christianorum unitatem fovendam);
  • Ban Thư ký Hành chính.

Biến cố

Sau khi Công đồng nghỉ họp vào ngày 8 tháng 12 thì việc chuẩn bị kỳ họp thứ hai bắt đầu, dự định ​​mở vào năm 1963. Tuy nhiên phải dừng lại lúc Giáo hoàng Gioan XXIII mất vào ngày 3 tháng 6 năm 1963, vì công đồng đại kết tất nhiên bị tạm ngưng sau cái chết của giáo hoàng triệu tập nó, chờ giáo hoàng kế tiếp ra lệnh hoặc tiếp tục hoặc giải tán.[37] Ngày 21 tháng 6 năm 1963 Giáo hoàng Phaolô VI đắc cử và ngay lập tức tuyên bố Công đồng sẽ họp lại.[38]

Kỳ họp thứ hai: năm 1963

Trước kỳ họp thứ hai Giáo hoàng Phaolô VI xử lý một số vấn đề tổ chức và thủ tục phát sinh từ khoá I bằng cách mời thêm các quan sát viên Công giáo và ngoại đạo, giảm số bản nháp được đề xuất xuống còn 17 (được soạn tổng quát hơn cho phù hợp tính mục vụ của Công đồng) và cho phép các phiên họp chung được công khai.[38]

Ngày 29 tháng 9 năm 1963 Giáo hoàng Phaolô khai mạc kỳ họp thứ hai, nhấn mạnh tính mục vụ của Công đồng và đề ra bốn mục đích của nó:

  • xác định đầy đủ hơn bản chất của Giáo hội và vai trò của giám mục;
  • canh tân Giáo hội;
  • tái thống nhất tất cả các tín hữu, bao gồm mưu cầu sự tha tội cho những tín hữu Công giáo thúc đẩy ly giáo;
  • bắt đầu đối thoại với thế giới.

Hai văn kiện Thánh Công đồng Chung (Sacrosanctum Concilium) và Giữa những sự kỳ diệu (Inter mirifica) thông qua. Các giám mục tiếp tục sửa đổi bản nháp về Giáo hội, các giám mục cùng giáo phận và về đại kết. Cùng kỳ họp lễ thánh hiến trinh nữ được tu chính và đăng vào năm 1970.[39][40]

Ngày 8 tháng 11 năm 1963 Hồng y Josef Frings chỉ trích Bộ Giáo lý Đức tin và khẩu chiến với Bộ trưởng Alfredo Ottaviani, một trong những cuộc tranh luận kịch tính nhất của Công đồng.[41] Về sau cố vấn thần học của Frings tên Joseph Ratzinger sẽ làm Hồng y đứng đầu cùng bộ của Toà Thánh và trở thành Giáo hoàng Biển Đức XVI. Kỳ họp thứ hai kết thúc vào ngày 4 tháng 12 năm 1963.

Giáo hoàng Phaolô VI chủ trì các người tham dự vào Công đồng, hai bên có Hồng y Alfredo Ottaviani (bên trái), Hồng y Camerlengo Benedetto Aloisi Masella và Monsignor Enrico Dante (Hồng y tương lai), Tư nghi Giáo hoàng (bên phải), và hai thân sĩ Giáo hoàng.

Kỳ họp thứ ba: năm 1964

Các bản nháp tiếp tục được sửa đổi dựa trên ý kiến của các Nghị phụ. Một số bản thảo được giản tỉnh để cho được duyệt trong kỳ họp thứ ba. Việc thi hành các sắc lệnh giao phó cho các uỷ ban sau công đồng.

Cuối kỳ họp thứ hai Hồng y Leo Joseph Suenens từ Bỉ chê Công đồng vắng phụ nữ.[42] Tháng 9 năm 1964 15 phụ nữ được bổ nhiệm làm viên dự thính,[42][43] sau cùng Vatican II có tổng cộng 23 viên dự thính nữ, 10 người theo đạo.[43][44] Tuy không có chức vụ chính thức trong các cuộc thảo luận, nhưng vẫn đến họp tiểu ban về các văn kiện của Công đồng, đặc biệt là các văn bản liên hệ tới giáo dân.[43] Hàng tuần gặp nhau để đọc các văn kiện dự thảo và phát biểu ý kiến.[43]

Kỳ họp thứ ba mở vào ngày 14 tháng 9 năm 1964. Rất nhiều đề xuất được giải quyết. Ba văn kiện Tái lập sự hợp nhất (Unitatis redintegratio), các Giáo hội Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum), và Ánh sáng muôn dân (Lumen gentium) được ban hành.

Bản nháp về đời sống và chức vụ của các linh mục cùng hoạt động truyền giáo của Giáo hội bị gửi về cho uỷ ban viết lại hoàn chỉnh. Những bản nháp còn lại tiếp tục được sửa, đặc biệt là văn kiện về vị trí của Giáo hội trong thế giới hiện đại và về tự do tôn giáo. Một vài sửa đổi về bản nháp tự do tôn giáo gây tranh cãi. Tuy văn kiện không được đem ra biểu quyết trong kỳ họp thứ ba, song Giáo hoàng Phaolô hứa kỳ họp tiếp theo sẽ xem xét bản nháp này đầu tiên.

Ngày 21 tháng 11 năm 1964 Giáo hoàng Phaolô đóng kỳ họp thứ ba. Ông công bố thay đổi việc nhịn ăn Thánh Thể và chính thức xác nhận lại Đức Maria là “Mẹ của Giáo hội”.[45] Dù một số người đòi thêm các tín điều về Đức Maria, Phaolô VI xin họ đợi Công đồng hướng dẫn.[46]:12

Kỳ họp thứ tư: năm 1965

"Nhẫn Công đồng" tặng các hồng y tham dự

Phaolô VI và hầu hết các giám mục đều muốn kỳ họp thứ tư là kỳ cuối cùng. Hồng y Ritter nhận xét công việc bị đình trệ do một tiểu thiểu số trong Giáo triều siêng “giao tiếp” với giáo hoàng hơn đa số tiến bộ.[46]:3 Trước kỳ họp thứ tư 11 bản nháp vẫn chưa soạn xong.[46]:238-50 Bản nháp 13 về Giáo hội trong thế giới hiện đại được giáo dân giúp sửa đổi.

Ngày 14 tháng 9 năm 1965 Giáo hoàng Phaolô VI khai mạc kỳ họp cuối cùng. Ngày hôm sau ban hành tự sắc thành lập Thượng Hội nghị Giám mục[47] để duy trì sự hợp tác chặt chẽ giữa các giám mục và Giáo hoàng sau Công đồng.

Kỳ họp thứ tư trước tiên xem xét văn kiện Phẩm giá con người (Dignitatis humanae), ngày 21 tháng 9 thông qua theo 1.997 phiếu thuận với 224 phiếu chống,[46]:47-49 gây tranh cãi nhiều hơn những văn kiện công đồng khác. Tiếp theo các Nghị phụ duyệt ba văn kiện Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et spes), Đến với muôn dân (Ad gentes), và Chức vụ Linh mục (Presbyterorum ordinis).[46]:238-50

Công đồng cũng thông qua những văn kiện khác được xem xét trong các kỳ họp trước, bao gồm Lời Thiên Chúa (Dei verbum) và Chúa Kitô (Christus Dominus), Đức ái hoàn hảo (Perfectae caritatis), Sắc lệnh về Đào tạo Linh mục (Optatam totius), Vai trò rất quan trọng của giáo dục (Gravissimum educationationis), và Hoạt động tông đồ (Apostolicam actuositatem).[46]:238-50

Văn kiện Thời đại chúng ta (Nostra aetate) gây tranh cãi[48] vì định rằng một vài người Do Thái thời Chúa Kitô và tất cả mọi người Do Thái thời nay không chịu trách nhiệm giết Chúa Kitô.

Mặc dầu chính quyền Do Thái và thuộc hạ đã đưa đến cái chết của Chúa Kitô, nhưng không thể quy trách một cách hàm hồ những tội ác đã phạm trong khi Người bị khổ nạn cho hết mọi người Do Thái thời đó, cũng như cho người Do Thái thời nay. Dù Giáo Hội là dân mới của Chúa, nhưng việc Chúa phế thải và nguyền rủa người Do Thái không thể coi như là kết luận của Thánh Kinh. ... nhớ mình có di sản chung với người Do Thái, cũng như được thúc đẩy bởi đức ái đạo hạnh của Phúc Âm chứ không phải vì lý do chính trị, nên Giáo Hội rất lấy làm đau lòng vì sự ghen ghét, đàn áp, những hành động của chủ nghĩa bài Do Thái trong bất cứ thời nào và do bất cứ ai đối với người Do Thái.[49]

Sau Công đồng thì bắt đầu nhấn mạnh cải thiện quan hệ giữa Do Thái giáo và Công giáo.[50]

Một sự kiện quan trọng trong những ngày cuối cùng của Công đồng là việc Giáo hoàng Phaolô cùng Thượng phụ Chính Thống giáo Athenagoras bày tỏ hối tiếc về nhiều hành động trong quá khứ dẫn đến Đại ly giáo giữa giáo hội phương tây và phương đông.[46]:236-7

Ngày 8 tháng 12 Công đồng chính thức bế mạc. Các giám mục tuyên bố tuân theo các sắc lệnh của Công đồng. Để giúp thi hành lệnh của Công đồng, Giáo hoàng Phaolô:

  • thành lập trước đó Ủy ban Giáo hoàng về Phương tiện Truyền thông Xã hội để trợ giúp các giám mục trong việc dùng các phương tiện này cho mục đích mục vụ;
  • tuyên bố năm Thánh từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 26 tháng 5 năm 1966 (sau đó kéo dài đến ngày 8 tháng 12 năm 1966) để kêu gọi tín hữu Công giáo học tập chấp nhận các quyết định của Công đồng và áp dụng chúng trong việc canh tân tâm linh;
  • đổi tên Thánh bộ thành Bộ Giáo lý Đức tin vào năm 1965, cùng tên và quyền hạn của những bộ khác thuộc giáo triều Rôma;
  • làm thường trực ban thư ký Thúc đẩy Hợp nhất Kitô giáo, ban thư ký ngoại đạo, và ban thư ký người không tin.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công đồng Vaticanô II http://www.apologistascatolicos.com.br/index.php/v... http://www.centreleonardboyle.com/Tradition-Magist... http://www.sedevacantist.com/heresies.html http://www.catholicapologetics.info/modernproblems... http://www.jcrelations.net/Dabru_Emet_-_A_Jewish_S... http://americamagazine.org/issue/100/women-church-... http://www.americamagazine.org/issue/404/article/a... http://www.americancatholic.org/Messenger/Nov2005/... http://www.christendom-awake.org/pages/ianker/vati... http://www.christendom-awake.org/pages/jsaward/lig...